Phim hoạt hình Up bắt nguồn từ câu chuyện đời thật ở nước Mỹ – ngôi nhà của bà Edith Macefield tại Seatle, bang Washington, Hoa Kỳ. Bộ phim do hãng Pixar sản xuất. Phim Up đã đoạt giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất vào năm 2009, khiến nhà của bà Edith trở thành một trong những điểm check-in nổi tiếng tại Seattle.
Khi bà Edith Macefield mua ngôi nhà này, vào khoảng năm 1950, lúc con đường đó chỉ là con đường quê hẻo lánh. Nhiều thập kỷ sau, khu vực này bắt đầu phát triển trở thành khu trung tâm phố thị đông đúc và một công ty thầu đã mua lại nguyên một đoạn đường này để xây khu đô thị và thương xá cao 5 tầng.
Tất cả những hàng xóm của bà Macefield đều vui lòng bán nhà và dọn đi, nhưng bà thì nhất định không chịu đi. Thậm chí khi chủ đầu tư ra giá một triệu đô la (căn nhà chỉ đáng giá khoảng ba trăm ngàn đô la) thì bà vẫn nhất định không chịu bán. Bà nói bà già rồi, sống ở đó cả đời rồi, bà lại không có con cháu nên bà không muốn đi đâu hết .
Sau nhiều tháng ra giá và thuyết phục bà không được. Công ty thầu đành sửa lại dự án của mình, xây vòng quanh nhà bà.
Chính quyền địa phương đương nhiên là không làm khó gì bà, chủ đầu tư cũng không gây áp lực cho bà. Đây chính là bằng chứng hùng hồn nhất cho tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng nhân quyền và quyền công dân của nước Mỹ.
Nhiều người gọi Edith là "bà già bướng bỉnh", tuy nhiên người dân khu vực này – những người cảm thấy mệt mỏi khi chứng kiến khu phố xanh của họ dần biến mất sau các khu chung cư và nhà hàng cao cấp – lại xem bà là "anh hùng nhân dân".
Trong phim Up, ông lão Carl Fredricksen rời bỏ thành thị bằng ngôi nhà bong bóng của mình sau khi xảy ra xô xát với một công nhân xây dựng. Edith thì khác, bà kiên trì sống trong ngôi nhà nhỏ. Suốt quá trình xây dựng, bà chống lại tiếng ồn bằng cách bật tivi hoặc mở bản nhạc opera yêu thích to hơn một chút. "Tôi đã trải qua Thế chiến thứ II nên những âm thanh này không khiến tôi cảm thấy phiền" – bà nói.
Thế nhưng, tình bạn giữa bà Edith Macefield và ông Barry Martin – chủ đầu tư dự án mới là điều khiến nhiều người ngưỡng mộ. Trái với sự căng thẳng thường thấy giữa chủ đất và nhà thầu sau các cuộc thương thuyết thất bại, ông Martin luôn đối xử nhẹ nhàng, tôn trọng bà Edith.
Bà Edith Macefield mất ở tuổi 83 vì bệnh ung thư. Trước khi qua đời, bà Macefield đã viết giấy để hiến tặng lại căn nhà cho ông Barry Martin – chủ đầu tư của khu đô thị, để cám ơn ông đã đối xử tốt với bà.
Bà đã viết trong di chúc: Mặc dù việc bà nhất định không chịu bán nhà dọn đi đã gây cho ông Barry Martin rất nhiều phiền toái và cả thiệt hại về kinh tế, nhưng ông luôn đối xử với bà nhẹ nhàng và tôn trọng. Thậm chí sau khi thương xá đã xây xong, ông vẫn cho người thường xuyên sang giúp bà dọn vườn, quét sân, quét vôi lại mặt tiền nhà, cũng là để giữ cho bộ mặt thẩm mỹ chung của cả khu phố.
" Bà Edith Macefield mất ở tuổi 83 vì bệnh ung thư. Trước khi qua đời, bà Macefield đã viết giấy để hiến tặng lại căn nhà cho ông chủ đầu tư của khu đô thị, để cám ơn ông đã đối xử tốt với bà "