Thế giới đang “phẳng”, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, sự đan xen quyền lợi của các dân tộc ngày càng thể hiện rõ nét, đặc biệt là sau đại dịch COVID19. Việt Nam đang “hoà mình” hiệu quả vào dòng chảy thế giới với tốc độ của ngành công nghiệp 4.0. Là đầu tàu kinh tế của phía Nam, TPHCM ý thức rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong sứ mệnh vực dậy nền kính tế sau khủng hoảng đại dịch. Kết nối để phát triển bền vững là phương châm sống còn, là yếu tố quyết định sự khởi sắc cho một trung tâm kinh tế của quốc gia. Phục hồi tăng trưởng và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn hiện đang là mục tiêu quan trọng nhất của TP.HCM.
“ NHỊP CẦU ASEAN ++” là sự kiện hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều lãnh đạo, tổ chức, Hiệp hội Doanh nghiệp đến từ các quốc gia trong khu vực, các nhà kinh tế học, các tỷ phú châu Á… với những case study đáng học hỏi trong quá trình phục hồi kinh tế của TP.HCM nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, tạo ra đòn bẩy mạnh mẽ để thúc đẩy kinh tế hồi sinh. Thông điệp của sự kiện lần này không đơn thuần chỉ hướng đến sự kết nối giao thương, mà được nâng tầm để song hành cùng chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị của 179 nước, trong đó có Việt Nam, đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio về Phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 21. Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Việt Nam đã chính thức ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Đó là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người.
Mục tiêu phục hồi kinh tế năm 2022, với tốc độ tăng GRDP khoảng 6-6,5% để đạt giá trị tuyệt đối trước đại dịch và tăng tốc phát triển trong 3 năm 2023-2025 để đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 8%/ năm trong cả kế hoạch 5 năm 2021-2025 đang là thách thức lớn đối với TPHCM. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và gắn chương trình phục hồi kinh tế với các chương trình phát triển đô thị, cải thiện môi trường sống đô thị, chương trình nhà ở; cải thiện hạ tầng giao thông, nối kết phát triển vùng… để tạo nền tảng phát triển bền vững trong dài hạn mới là mục tiêu quan trọng nhất. Việc chuyển đổi năng lượng trong quá trình sản xuất sẽ góp phần không nhỏ trong việc hình thành nền sản xuất và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, việc Việt Nam hướng đến nền kinh tế không carbon, nền kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế bền vững là mục tiêu phù hợp với quốc tế, là động lực để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài.
“ NHỊP CẦU ASEAN ++” là sự kiện kết nối giao thương giữa các tổ chức, Hiệp hội, doanh nghiệp trong nước với ASEAN và thế giới rất được mong chờ. Dự kiến có 6 diễn giả tầm cỡ quốc tế sẽ tham dự và chia sẻ về các bài học kinh doanh, các cơ hội giao thương và các kết nối quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế. Đây là những diễn giả vô cùng đặc biệt. Tầm ảnh hưởng và những hoạt động của họ thể hiện đậm nét tư duy và tầm nhìn về phát triển KINH TẾ XANH, KINH TẾ BỀN VỮNG. Đến với sự kiện, họ không chỉ là diễn giả, mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam đứng lên từ khủng hoảng đại dịch và xây dựng tổ chức của mình theo hướng phát triển bền vững.
“ NHỊP CẦU ASEAN ++” kỳ vọng là một điểm nhấn “KINH TẾ XANH trong bối cảnh đầy thách thức của nhiệm vụ vừa phải phục hồi kính tế nhanh vừa phải phát triển bền vững. Một nền kinh tế không carbon sẽ được thể hiện đầy sinh động với các công trình XANH, sản phẩm XANH, thời trang XANH…những sản phẩm mang tư duy và tầm nhìn phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
“ NHỊP CẦU ASEAN ++” là một bữa tiệc văn hoá tròn vị với những cảm xúc âm nhạc dân tộc đương đại mang âm hưởng của nhiều nền văn hoá, là một vũ hội sắc màu thể hiện qua trang phục truyền thống của các quốc gia tham dự tạị sự kiện.
Văn hóa – một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Văn hóa là căn cước của một cộng đồng. Và đó cũng là ý tưởng để sự kiện ghi thêm dấu ấn thú vị trong lòng bạn bè quốc tế đến tham dự bằng cuốn passport đầy ấn tượng của “ NHỊP CẦU ASEAN ++”.
Văn hóa là nguyên nhân, là động lực và là nguồn lực để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. “NHỊP CẦU ASEAN ++”, không chỉ kết nối giao thương, mà còn nâng tầm văn hoá để phát triển bền vững.
Chương trình đã có 600 khách mời và dự kiến chương trình sẽ thu hút 1000 khách tham gia.